Thách thức và cơ hội hoàn thiện cơ sở pháp lý cho blockchain ở Việt Nam

20
Quốc hội đánh giá cao tiềm năng của công nghệ blockchain và đang tích cực tiếp cận theo hướng thúc đẩy sự phát triển công nghệ, làm tiền đề cho công cuộc đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế, tăng trưởng đột phá cho Việt Nam.
Đó là chia sẻ của ông Lê Quang Huy - chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội - tại cuộc hội thảo Ứng dụng công nghệ blockchain trong nền kinh tế số, tổ chức ngày 29-9 tại trụ sở các cơ quan Quốc hội ở Hà Nội.

Hội thảo có sự tham dự của các đại biểu thuộc các ủy ban khác và các đoàn đại biểu Quốc hội của một số tỉnh thành, cùng các chuyên gia và nhà hoạch định chính sách đại diện cho nhiều bộ ngành,

Tại hội thảo về blockchain dành riêng cho các nhà lập pháp lần đầu tiên được tổ chức, các lãnh đạo và chuyên gia đại diện cho Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) đã nhấn mạnh đến các vấn đề liên quan đến hành lang pháp lý nhằm thúc đẩy công nghệ blockchain, kinh nghiệm tiếp cận và quản lý tài sản số từ các quốc gia, nền kinh tế lớn đồng thời nêu rõ thách thức, cơ hội đối với các nhà lập pháp Việt Nam.

Theo ông Hoàng Văn Huây - chủ tịch VBA, nguyên thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ đã ban hành quy định quản lý tài sản số như Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Hong Kong, Singapore,... nhằm tăng cường bảo vệ người dùng và nhà đầu tư, phòng chống tội phạm tài chính, thúc đẩy đổi mới và cạnh tranh công bằng,...

Theo đánh giá của ông Huây: "Về mặt pháp lý, Việt Nam mặc dù chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào cụ thể về tài sản số nhưng gần đây, các cơ quan nhà nước đã có nhiều động thái tích cực trong việc tiếp cận hình thái tài sản mới này.

Chính vì vậy, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đánh giá đây là thời điểm mà Việt Nam cần gấp rút nắm bắt thời cơ để triển khai hệ thống pháp lý hoàn chỉnh nhằm thúc đẩy sự phát triển của công nghệ nói chung và công nghệ blockchain nói riêng".

Ông Phan Đức Trung - phó chủ tịch thường trực VBA - khuyến nghị việc thúc đẩy ứng dụng blockchain trong đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số còn cần sự ủng hộ pháp lý, đồng thời đề xuất các nhà lập pháp tiếp cận các hình thái tài sản mới như tiền ảo (VA), tiền mã hóa (CA), tài sản số (DA) dưới góc độ Bộ luật Dân sự năm 2015 trong lúc nghiên cứu, soạn thảo các bộ luật mới.

Ông Lê Quang Huy - chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường - cho biết Quốc hội đánh giá cao tiềm năng của công nghệ blockchain và đang tích cực tiếp cận theo hướng thúc đẩy sự phát triển công nghệ, làm tiền đề cho công cuộc đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế, tăng trưởng đột phá cho Việt Nam.

Hiện nay ở Việt Nam tài sản số tuy chưa có hành lang pháp lý đầy đủ nhưng đã được đề cập tại một số văn bản quy phạm pháp luật, thể hiện sự chủ động tiếp cận các vấn đề mới của các cơ quan quản lý và các cơ quan lập pháp trong việc thúc đẩy tiến trình phát triển nền kinh tế số và thực hiện thành công cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 theo nghị quyết số 52 của Bộ Chính trị và phát triển nền kinh tế số theo định hướng chỉ đạo Đại hội Đảng lần thứ VIII.

Theo Tuổi Trẻ
Chia sẻ:
Bình luận Facebook
Tin nổi bật trong ngày
Không tìm thấy bài viết
NHÀ CUNG CẤP UY TÍN
Công ty TNHH Thiết Bị Văn Phòng Nguyễn Hùng

Công ty TNHH Thiết Bị Văn Phòng Nguyễn Hùng

159/10B Gò Xoài, Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, Hồ Chí Minh
Công Ty TNHH Viễn Tin Nam Long

Công Ty TNHH Viễn Tin Nam Long

205/5 Thích Quảng Đức, Phường 4, Quận Phú Nhuận, Hồ Chí Minh
Công ty TNHH TM Đầu Tư Đỉnh Vàng

Công ty TNHH TM Đầu Tư Đỉnh Vàng

373/1/2B Lý Thường Kiệt, Phường 9, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh
Công Ty TNHH TM-DV Toàn Ngọc

Công Ty TNHH TM-DV Toàn Ngọc

145/9 Bạch Vân, Phường 5, Quận 5, Hồ Chí Minh
Công ty TNHH Vi Tính Nguyên Kim

Công ty TNHH Vi Tính Nguyên Kim

245B Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1, Hồ Chí Minh
Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Lê Trần Gia

Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Lê Trần Gia

61 Nguyễn Duy, Phường 9, Quận 8, Hồ Chí Minh